KHI NÀO HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG

KHI NÀO HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG

Đối với nhà cửa, đất đai, xe máy, ô tô…, trong hợp đồng mua bán bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực; cha mẹ muốn di chúc tài sản cũng nên công chứng hoặc chứng thực.

Vợ chồng tôi có 1 căn nhà nhỏ đang bán thực phẩm. Chúng tôi dự định làm hợp đồng mua bán căn nhà này, thửa vườn ở dưới quê và một chiếc xe máy SH để có tiền mua một căn nhà khác rộng hơn.

Tôi muốn hỏi theo quy định pháp luật, đối với những tài sản trên khi mua bán, giao dịch có bắt buộc phải qua công chứng? Nếu sau này chúng tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho các con thì có phải qua công chứng không?

Bạn đọc Si Luân?

Đại diện Văn phòng công chứng Nguyễn Sang bà Phạm Thị Hương tư vấn, công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự.

Các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (khoản 3 điều 167 luật Đất đai).

Tương tự, đối với tài sản là nhà ở, theo khoản 1 điều 122 luật Nhà ở: "Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng".

Đối với các động sản phải đăng ký (xe máy, xe ô tô…), tại điều 8 Thông tư 58 năm 2020 của Bộ Công an và điều 11 Thông tư 24 năm 2023 của Bộ Công an (có hiệu lực từ ngày 15.8), để nộp hồ sơ chuyển quyền sở hữu (sang tên) đối với xe máy, thì một trong những hồ sơ cần phải có là hợp đồng mua bán xe có xác nhận công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu muốn chuyển nhượng căn nhà, quyền sử dụng đất đối với thửa vườn dưới quê và chiếc xe SH, thì tất cả các hợp đồng mua bán, giao dịch, chuyển nhượng đều phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Trường hợp, cha mẹ muốn di chúc tài sản cho con, thì theo điều 627 và điều 628 bộ luật Dân sự, di chúc có thể lập theo các hình thức và đáp ứng các điều kiện như sau:

Di chúc miệng: chỉ được lập di chúc miệng trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng, mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Theo báo thanhnien.vn